Dự Thảo Online Dự Thảo Online
Dự thảo
Về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh
Lĩnh vực thống kê:
Cơ quan soạn thảo:
Ủy ban thẩm tra:
Ngày xuất bản: 29/11/2021
Số lượt xem: 233
góp ý: 0
Phạm vi điều chỉnh:

 

BỘ Y TẾ

 

 


Số:         /2021/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

Hà Nội, ngày      tháng     năm 2021

THÔNG TƯ

Quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của

dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh áp dụng trong lĩnh vực y tế

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21 thàng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

 

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế, bao gồm: lập, phê duyệt, điều chỉnh Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật; nội dung và kỹ thuật trình bày định mức kinh tế - kỹ thuật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là định mức kinh tế - kỹ thuật) là mức hao phí cần thiết về lao động, vật liệu, dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu, thiết bị, cơ sở vật chất và vận hành hệ thống để hoàn thành việc thực hiện một kỹ thuật khám bệnh chữa bệnh (sau đây viết tắt là KT KBCB). Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 05 yếu tố thành phần cơ bản:

a) Định mức sử dụng vật liệu: bao gồm thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế.

b) Định mức sử dụng năng lượng, nhiên liệu: bao gồm điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn và văn phòng phẩm.

c) Định mức sử dụng thiết bị, dụng cụ và tài sản cố định

d) Định mức sử dụng lao động

đ) Định mức quản lý điều hành.

2. Thiết bị là công cụ lao động thuộc tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình theo quy định của pháp luật về tài sản cố định (không bao gồm nhà và quyền sử dụng đất) được sử dụng để thực hiện KT KBCB.

3. Dụng cụ là công cụ lao động thuộc loại tài sản không đủ tiêu chuẩn, quy định là tài sản cố định theo quy định của pháp luật mà người lao động sử dụng để trong quá trình tạo ra sản phẩm (trang phục y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân…  và các dụng cụ khác tương tự) và giá trị tài sản được phân bổ vào chi phí tạo ra sản phẩm trong thời gian ngắn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Vật liệu, năng lượng, nhiên liệu là hao phí đầu vào trong quá trình thực hiện để hoàn thành kỹ thuật KBCB.

5. Định mức tiêu hao về vật liệu là lượng tiêu hao về việc sử dụng từng loại thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao, vật tư y tế thay thế nhân tạo, vật liệu thay thế, vật liệu cấy ghép (gọi tắt là vật tư), dụng cụ chuyên môn để hoàn thành việc thực hiện một KT KBCB đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn hoặc theo quy trình chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

6. Định mức tiêu hao về năng lượng, nhiên liệu là lượng tiêu hao về việc sử dụng điện, nước, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, văn phòng phẩm để hoàn thành việc thực hiện một KT KBCB.

8. Định mức tiêu hao về thiết bị, dụng cụ là thời gian sử dụng cần thiết đối với từng loại thiết bị, dụng cụ để hoàn thành một KT KBCB đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn hoặc theo quy trình chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

7. Định mức tiêu hao về lao động là mức tiêu hao lao động trực tiếp cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc thực hiện một KT KBCB đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn hoặc theo quy trình chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

8. Định mức tiêu hao về quản lý, vận hành hệ thống là mức tiêu hao hoạt động của bộ phận quản lý, điều hành cơ sở y tế và các tiêu hao nhân lực/hoạt động gián tiếp để thực hiện KT KBCB.

Điều 4. Mục tiêu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Làm căn cứ xây dựng giá dịch vụ KT KBCB về lĩnh vực y tế do Bộ Y tế quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, tiết kiệm và hiệu quả.

2. Làm căn cứ để xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý.

3. Thúc đẩy xã hội hóa lĩnh vực y tế, tạo môi trường hoạt động bình đẳng giữa các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập.

Điều 5. Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Đảm bảo tính đúng, tính đủ, tính phù hợp và hiệu quả các tiêu hao cần thiết để hoàn thành việc thực hiện một KT KBCB đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, ban hành.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình thực hiện KT KBCB được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, ban hành và quy định của pháp luật về chế độ làm việc của người lao động, các định mức áp dụng cho các hoạt động chi tiết quy định tại quy trình thực hiện KT KBCB.

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng theo từng KT KBCB riêng hoặc nhóm các KT KBCB tương đồng về nội dung quy trình thực hiện, giống nhau về tính chất, phương tiện và trình tự thực hiện các hạng mục công việc của sản phẩm, dịch vụ công.

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chung về kết cấu của 05 yếu tố cấu thành cơ bản, đảm bảo tính trung bình tiên tiến, ổn định và thống nhất.

Điều 6. Căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật, yêu cầu cơ bản, năng lực thực hiện, trình độ tổ chức, hạ tầng công nghệ.

2. Quy định pháp luật hiện hành về chế độ làm việc của người lao động.

3. Điều kiện thực tế hoạt động của các đơn vị về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính, đất đai.

4. Số liệu thống kê hằng năm và các tài liệu có liên quan.

5. Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình xác định định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành và quy định đã ban hành để xác định mức tiêu hao đối với từng KT KBCB hoặc nhóm KT KBCB.

Điều 7. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

Đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật lựa chọn một hoặc các phương pháp dưới đây:

1. Phương pháp thống kê, tổng hợp: Căn cứ số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý trong thời gian 03 năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và dựa vào kinh nghiệm thực tế hoặc các thông số so sánh để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

2. Phương pháp so sánh: Căn cứ vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đương đã thực hiện trong thực tế để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

3. Phương pháp phân tích: là phương pháp xây dựng định mức dựa trên cơ sở phân tích phân tích tính chất phức tạp của các khâu công việc thời gian thực hiện, trình độ cán bộ tham gia thực hiện các khâu công việc, trình độ kỹ thuật công nghệ, điều kiện làm việc để tính toán định mức lao động cho từng khâu công việc cụ thể của một quy trình nghiệp vụ (bao gồm: phân tích khảo sát, phân tích tính toán).

4. Phương pháp tiêu chuẩn: là căn cứ vào những tiêu chuẩn, quy định của pháp luật hiện hành về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao thiết bị, dụng cụ để xây dựng định mức lao động, định mức thiết bị cho từng công việc hoặc nhóm công việc.

5. Phương pháp phân tích thực nghiệm: Căn cứ kết quả triển khai khảo sát, thực nghiệm theo từng quy trình, nội dung công việc để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức. Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp những công việc không xác định được định mức qua 03 phương pháp trên hoặc xác định được nhưng chưa chính xác mà cần phải kiểm nghiệm thực tế.

Điều 8. Thành phần định mức kinh tế - kỹ thuật

Thành phần định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm:

1. Định mức tiêu hao vật liệu

a) Xác định danh mục các thuốc, dịch truyền, hóa chất (bao gồm cả hóa chất thực hiện nội kiểm (IQC), ngoại kiểm (EQC) trong xét nghiệm), vật tư y tế tiêu hao, vật tư y tế thay thế nhân tạo, vật liệu thay thế, vật liệu cấy ghép, dụng cụ chuyên môn cần thiết, thường quy để thực hiện một KT KBCB.

b) Xác định số lượng hoặc khối lượng cho từng loại vật tư trên, căn cứ vào chủng loại thiết bị, thời gian máy chạy có tải (tiêu hao vật tư). Đối với những loại thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư y tế mà 1 đơn vị số lượng có thể sử dụng cho nhiều hơn 1 kỹ thuật (ví dụ đầu dò, gel siêu âm, quần, áo, mũ… của nhân viên,...), định mức tính trên 1 kỹ thuật sẽ được tính bằng: 1 chia cho số kỹ thuật sử dụng.

c) Xác định số lượng/khối lượng theo từng loại vật tư, căn cứ vào chủng loại thiết bị, thời gian máy chạy có tải (tiêu hao vật tư);

d) Xác định tỷ lệ (%) thu hồi/ hao hụt vật tư: căn cứ vào đặc điểm, tính chất của vật tư để tính tỷ lệ (%) thu hồi, hao hụt đối với các loại thuốc, hóa chất, vật tư y tế có chi phí bảo quản và hao hụt lớn

đ) Xác định yêu cầu kỹ thuật cơ bản của vật tư để thực hiện một KT KBCB[MOU1] .?

2. Định mức sử dụng năng lượng, nhiên liệu, vật liệu khác: bao gồm điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn và văn phòng phẩm.

a) Xác định danh mục tiêu hao về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn và văn phòng phẩm cần thực hiện một KT KBCB.

b) Xác định định mức cho danh mục đã thống kê:

- Định mức sử dụng điện, nhiên liệu được tính bằng cách xác định định mức tiêu hao điện năng, tiêu hao nhiên liệu trong 1 giờ của máy móc, thiết bị sử dụng thực hiện kỹ thuật và nhân với thời gian trung bình sử dụng máy móc thiết bị đó để thực hiện 1 kỹ thuật (tính bằng KW/giờ).

- Định mức sử dụng nước được tính bằng ước tính số m3 nước tiêu thụ để thực hiện 1 kỹ thuật.

- Định mức chất thải cần xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế (chất thải rắn, chất thải lỏng) được tính bằng cách xác định số lượng chất thải y tế, chất thải sinh hoạt khi triển khai kỹ thuật.

- Định mức vệ sinh môi trường: được xác định bằng diện tích môi trường cần xử lý vệ sinh.

- Định mức sử dụng văn phòng phẩm: là số văn phòng phẩm liên quan đến thực hiện kỹ thuật của đơn vị trực tiếp thực hiện kỹ thuật.

- Định mức kiểm soát nhiễm khuẩn: giặt là, hấp, sấy. Được xác định là số lượng đồ vải (Kg), dụng cụ y tế (số bộ) được xử lý.

3. Định mức sử dụng tài sản cố định, thiết bị, dụng cụ,

a) Xác định danh mục, chủng loại các tài sản cố định, thiết bị, dụng cụ cần thực hiện một KT KBCB.

b) Xác định yêu cầu cơ bản của thiết bị, dụng cụ, tài sản cố định.

c) Xác định thời gian sử dụng từng chủng loại thiết bị, dụng cụ, tài sản cố định: thời gian máy chạy có tải (tiêu hao vật tư, điện năng, nhiên liệu trong thời gian sử dụng); thời gian máy chạy không tải (không tiêu hao vật tư).

d) Xác định định mức về sửa chữa, bảo dưỡng bảo trì cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, thiết bị, công cụ, dụng cụ cần thực hiện một KT KBCB: được tính bằng cách xác định bằng số lần bảo sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì cần thiết trong một thời gian nhất định đối với từng loại máy móc, thiết bị trên tổng số kỹ thuật thực hiện trên thiết bị tương ứng trong khoảng thời gian đó. Trong đó có tính đến định mức kỹ thuật thực hiện kiểm chuẩn, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị, công cụ, dụng cụ trực tiếp...

đ) Định mức khấu hao tài sản cố định, thiết bị, công cụ, dụng cụ cần thực hiện một kỹ thuật: được tính bằng cách xác định thời gian sử dụng cần thiết đối với từng loại tài sản, thiết bị công cụ, dụng cụ để hoàn thành thực hiện một KT KBCB trên tổng thời gian sử dụng theo tuổi thọ của từng tài sản, thiết bị, công cụ, dụng cụ tương ứng.

4. Định mức sử dụng nhân lực: nhân lực cần thực hiện một KT KBCB bao gồm nhân lực tham gia trực tiếp và gián tiếp của một kỹ thuật.

a) Định mức nhân lực trực tiếp để thực hiện một KT KBCB được tính bằng cách xác định mức sử dụng lao động cần thiết theo số lượng cán bộ chuyên môn và thời gian của mỗi cán bộ chuyên môn tương ứng để thực hiện hoàn thành 1 kỹ thuật.

b) Định mức nhân lực gián tiếp (nhân viên y công, người xử lý dụng cụ sau phẫu thuật, nhân viên hành chính của khu phẫu thuật...) để thực hiện 1 KT KBCB được tính bằng cách xác định số thời gian và số lượng cán bộ nhân lực hỗ trợ, quản lý, điều hành tham gia gián tiếp để góp phần thực hiện hoàn thành 1 KT KBCB.

5. Định mức sử dụng về quản lý, vận hành hệ thống: bao gồm định mức hoạt động của bộ phận quản lý, vận hành cơ sở, bao gồm

a) Định mức lao động gián tiếp là định mức lao động quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (như bộ phận tài chính kế toán, dược, hành chính, vật tư, trang thiết bị….) được xác định bằng thời gian và số lượng cán bộ góp phần hoàn thành kỹ thuật KBCB.

b) Định mức sử dụng điện, nước, nhiên liệu; cước dịch vụ viễn thông, bưu chính; ứng dụng công nghệ thông tin hoặc thuê dịch vụ, phần mềm quản lý; bảo đảm an ninh, an toàn người bệnh; vệ sinh, môi trường, xử lý chất thải, giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn; kiểm soát chất lượng dịch vụ;  các chi phí thuê, mua ngoài khác;

c) Định mức duy tu, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn tài sản, mua sắm trang thiết bị, công cụ, dụng cụ, vật tư, phương tiện, văn phòng phẩm, tài liệu ấn phẩm chuyên môn phục vụ cho bộ phận quản lý, gián tiếp và hoạt động chung của đơn vị;

d) Định mức công tác phí, hội nghị, hội thảo theo chế độ chính sách hiện hành; đào tạo, nhận chuyển giao các kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn;

đ) Định mức công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh; chi phí thuê mua ngoài khác phục vụ công tác quản lý.

e) Định mức đồng phục, trang phục, bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động;

g) Định mức các khoản phí, lệ phí; thuế sử dụng đất dùng cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ (nếu có); bảo hiểm trách nhiệm trong khám, chữa bệnh, bảo hiểm tài sản; chi phí phòng cháy, chữa cháy;

h) Định mức đào tạo, nhận chuyển giao các kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn;

i) Định mức các khoản chi phí khác.

 

 

Chương II

QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DỊCH VỤ KT KBCB

THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ Y TẾ

 

Điều 9. Thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ KT KBCB thuộc Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế.

2. Trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ KT KBCB chưa được Bộ Y tế quy định.?

Điều 10. Trình tự xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Lập và phê duyệt kế hoạch xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật:

a) Căn cứ để lập kế hoạch xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật: Danh mục dịch vụ kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.

b) Kế hoạch xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, trong đó cụ thể các mục tiêu, hoạt động triển khai, đơn vị thực hiện, thời gian hoàn thành.

2. Thành lập Tổ soạn thảo, xây dựng kế hoạch/quy trình thực hiện, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật (nếu cần thiết).

3. Xây dựng dự thảo Tờ trình; dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); tổ chức cuộc họp, thảo luận; khảo sát (trong trường hợp cần thiết) và giám sát xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật tại các cơ sở y tế. Xây dựng dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

4. Thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

5. Xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách.

6. Chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để trình Bộ trưởng xem xét, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.

Điều 11. Xây dựng dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật.

1. Lập danh mục công việc của nhiệm vụ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

2. Xác định thành phần công việc thực hiện theo các bước trong quy trình kỹ thuật đáp ứng yêu cầu từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành.

3. Lập định mức kinh tế kỹ thuật trên cơ sở tính toán xác định các hao phí về lao động, vật liệu, dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu, thiết bị, cơ sở vật chất và vận hành hệ thống để hoàn thành việc thực hiện một kỹ thuật khám bệnh chữa bệnh. Mẫu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong Phụ lục 01 và Hướng dẫn cách tính định mức trong Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

a) Một KT KBCB được giao cho tối thiểu 03 cơ sở KBCB thuộc các tuyến theo phân tuyến kỹ thuật của kỹ thuật đó để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật. Mỗi cơ sở KBCB xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dựa trên thực tiễn triển khai ít nhất 10 lần của 01 KT KBCB.

b) Tổng hợp định mức kinh tế - kỹ thuật của 01 kỹ thuật KBCB: Dựa trên đề xuất định mức kinh tế kỹ thuật của các cơ sở KCCB, quy trình kỹ thuật và các quy định có liên quan, Tổ soạn thảo định mức kinh tế - kỹ thuật rà soát, tổng hợp, tính trung bình và hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật. Đối với các nhóm kỹ thuật tương đương về quy trình kỹ thuật: xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của từng kỹ thuật trong nhóm.

c) Tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Các đoàn giám sát do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập với sự tham gia của các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Điều 12. Thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định. Hội đồng có ít nhất 07 thành viên: 01 Chủ tịch Hội đồng (đại diện lãnh đạo đơn vị chủ trì), 01 Phó Chủ tịch Hội đồng (nếu cần thiết), 01 (một) ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng và các ủy viên Hội đồng là cán bộ quản lý của các Vụ, Cục có liên quan của Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các cán bộ có trình độ chuyên môn về tài chính, khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến kỹ thuật đang được xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

2. Hồ sơ trình Hội đồng thẩm định gửi cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp Hội đồng tối thiểu 03 ngày làm việc, gồm: dự thảo Tờ trình; dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật; bảng tổng hợp tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân có liên quan; bản đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật do tối thiểu 3 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các tuyến theo phân tuyến kỹ thuật của kỹ thuật đó đề xuất và các tài liệu khác (nếu có).

3. Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ trưởng đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật để hoàn thiện dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trước khi trình Bộ trưởng xem xét, ban hành.

4. Họp Hội đồng thẩm định:

a) Cuộc họp của Hội đồng thẩm định được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số lượng thành viên trong Hội đồng.

b) Nội dung cuộc họp thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật

-  Báo cáo dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật (cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ dự thảo).

- Giải đáp các câu hỏi của Hội đồng thẩm định (cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ dự thảo).

- Các thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá công khai về dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật.

- Các thành viên Hội đồng thảo luận, đánh giá chất lượng của dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật bằng phương pháp bỏ phiếu kín theo các mức sau:

Mức 1: Đạt yêu cầu đề nghị ban hành;

Mức 2: Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa trước khi đề nghị ban hành;

Mức 3: Không đạt yêu cầu phải xây dựng lại.

c) Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến của các thành viên Hội đồng và kết luận về chất lượng của dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trên cơ sở đồng thuận của đa số thành viên Hội đồng (theo một trong ba mức quy định trên). Nếu dự thảo định mức kinh tế-kỹ thuật phải chỉnh sửa thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định sẽ yêu cầu chi tiết việc chỉnh sửa. Trường hợp dự thảo không đạt yêu cầu phải xây dựng lại thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định sẽ quyết định phương án tổ chức thẩm định lại để cơ quan, đơn vị dự thảo hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.

d) Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp, báo cáo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế về kết quả thẩm định bằng biên bản họp Hội đồng thẩm định.

Điều 13. Trình ký ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng xem xét, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, bao gồm:

a) Tờ trình;

b) Dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật;

c) Bảng tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân có liên quan;

d) Biên bản họp thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;

đ) Ý kiến của Thứ trưởng phụ trách;

e) Các tài liệu khác (nếu có).

2. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc trình ký ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật

a) Thủ trưởng đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trình hồ sơ dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định tại khoản 1 Điều này; ký nháy vào cuối trang có chữ ký của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm về nội dung, tính khả thi của văn bản;

b) Cục QLKCB và Vụ Kế hoạch – Tài chính đồng trình Bộ trưởng đối với dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật; chịu trách nhiệm về nội dung có liên quan trong văn bản thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

3. Bộ trưởng xem xét, ký ban hành hoặc phân công Thứ trưởng phụ trách ký Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.

Điều 14. Điều chỉnh, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Việc điều chỉnh, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật được thực hiện trong trường hợp định mức kinh tế - kỹ thuật đã ban hành không còn phù hợp với điều kiện mới về tổ chức thực hiện và tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Khi có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung định mức kinh tế-kỹ thuật, Bộ Y tế  xây dựng kế hoạch và triển khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định của hướng dẫn này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm:

a) Hằng năm, rà soát và xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trên cơ sở tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được giao dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; trình ban hành theo quy định tại Thông tư này.

2. Vụ Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm đảm bảo kinh phí để Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thực hiện xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng kỹ thuật KBCB theo đúng quy định.

Điều 16. Kinh phí thực hiện

Kinh phí xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật được bố trí trong kinh phí hành chính được giao hằng năm (đối với các cơ quan hành chính); nguồn sự nghiệp kinh tế (đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) và tự cân đối trong nguồn thu của đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với những định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được áp dụng.

Điều 18. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày   tháng   năm 

2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ KBCB thuộc Bộ Y tế quản lý chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Kế hoạch – Tài chính) để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban Xã hội của Quốc hội (để giám sát);

- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo, Cổng thông tin

  điện tử Chính phủ);

- Các Thứ trưởng;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);

- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;

- Lưu: VT, KCB, PC.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 01

MẪU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

 (Ban hành kèm theo Thông tư số …./......../TT-BYT ngày    tháng   năm 

của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Bộ Y tế/Sở Y tế ……….....……….

Tên cơ sở …………………………

 

XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

 

A. Thông tin chung

  1. Tên kỹ thuật:
  2. Mã kỹ thuật (ICD-9-CM):
  3. Số thứ tự của kỹ thuật:
  4. Phân tuyến kỹ thuật:
  5. Quy trình kỹ thuật được ban hành tại QĐ số...../.......... ngày    tháng    năm   
  6. Số thứ tự của quy trình kỹ thuật trong QĐ
  7. Thời gian để hoàn thành kỹ thuật:
  8. Nhân lực thực hiện (kê khai nhân lực theo kỹ thuật): số người
    1. ...
    2. ...
    3. ...

B. Đề xuất định mức KTKT

(Ghi chú: gồm cả nhân lực thực hiện phương pháp vô cảm, còn các định mức khác thực hiện PP vô cảm được đưa vào trong định mức KTKT của phương pháp vô cảm)

TT

Danh mục tiêu hao nguồn lực

Đơn vị

Định mức

I

Thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế

 

 

1

Thuốc, dịch truyền

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

2.

Hóa chất

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

3

Vật tư tiêu hao, vật tư thay thế

 

 

3.1.

Vật tư tiêu hao

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

3.2.

Vật tư thay thế

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Vật tư thay thế khác

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

II

Điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, KSNK, văn phòng phẩm

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

III

Tài sản cố định, thiết bị, dung cụ, công cụ

 

 

1.

Khấu hao tài sản cố định, thiết bị, dụng cụ, công cụ

 

 

1.1

Tài sản cố định, thiết bị

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

1.2

Dụng cụ, công cụ

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

1.3

Chi phí khấu hao cơ sở hạ tầng

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

2.

Bảo dưỡng, sửa chữa thay thế tài sản cố định, thiết bị, dung cụ, công cụ

 

 

2.1

Vật tư theo máy thay thế

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

2.2

Duy tu bảo dưỡng trang thiết bị trực tiếp

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

IV

Nhân lực thực hiện

 

 

1

Nhân lực trực tiếp

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

2

Nhân lực hỗ trợ thực hiện dịch vụ (tại chính đơn vị thực hiện kỹ thuật này)

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

V

Bộ phận quản lý, vận hành hệ thống (hành chính, quản trị, tài chính, dược...)

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 02

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số …./2021/TT-BYT ngày    tháng   năm 2021

của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

 

 

STT

Nội dung, cách tính

I.

Định mức sử dụng năng lượng, nhiên liệu

1.

Điện

 

Phương pháp 1:

 

 

Phương pháp 2: Phân bổ theo thời gian 1 giờ phát sinh tiêu hao điện tại phòng mổ thực hiện một kỹ thuật KBCB.

2

Nước

 

Phương pháp 1: Số khối nước định mức sử dụng cho 1 kỹ thuật KCB

 

Phương pháp 2: Phân bổ theo diện tích của các đơn vị thực hiện kỹ thuật KCB

3

Xử lý chất thải (y tế, sinh hoạt)

 

Phương pháp 1: Thực tế phát sinh, đơn vị tính kg hoặc m3

 

Phương pháp 2: Phân bổ theo diện tích của đơn vị thực hiện kỹ thuật KCB

 

Phương pháp 3: Phân bổ theo thời gian 1 giờ phát sinh tại Đơn vị thực hiện kỹ thuật KCB

4

Chi phí vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát và bảo vệ môi trường ….

 

Phương pháp 1: Phân bổ theo diện tích của đơn vị thực hiện kỹ thuật KCB

 

Phương pháp 2: Phân bổ theo thời gian 1 giờ phát sinh tại Đơn vị thực hiện kỹ thuật KCB

5

Vật dụng văn phòng, văn phòng phẩm…

 

Phương pháp 1: Thực tế phát sinh của việc thực hiện kỹ thuật KCB

 

Phương pháp 2:

Phân bổ theo thời gian 1 giờ phát sinh tại đơn vị thực hiện dịch vụ kỹ thuật

6

Chi phí hấp sấy, khử khuẩn dụng cụ

 

Phương pháp 1: Tính chi phí phát sinh trực tiếp phân bổ cho bộ dụng cụ dùng cho chuyên môn

 

Phương pháp 2: Phân bổ theo thời gian 1 giờ phát sinh tại đơn vị thực hiện dịch vụ kỹ thuật

7

Chi phí công cộng (chi phí điện thoại, thuê hotlines, mạng internet, quảng cáo tuyên truyền, website, cáp truyền hình, thuê kho…): Phân bổ theo thời gian 1 giờ phát sinh tại đơn vị thực hiện dịch vụ kỹ thuật.

II.

Định mức sử dụng thiết bị, dụng cụ và tài sản cố định

1

Khấu hao máy móc, trang thiết bị, phần mềm…(Theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC)

 

Nguyên giá tài sản/ Số năm khấu hao

Số ca thực hiện hoặc số ca dự kiến

 

2.

Khấu hao cơ sở hạ tầng

 

Phương pháp: Phân bổ theo diện tích đơn vị thực hiện kỹ thuật KCB

Bước 1:

Nguyên giá cơ sở hạ tầng/số năm khấu hao

=(A)

Tổng diện tích các đơn vị thực hiện kỹ thuật

Bước 2:

Diện tích đơn vị thực hiện kỹ thuật x (A) x hệ số k

Số ca thực hiện hoặc số ca dự kiến

k : là hệ số điều chỉnh của mỗi cơ sở y tế

3

Định mức duy tu, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị, phần mềm…

 

Phương pháp 1:

 

Phương pháp 2:

Nguyên giá thiết bị  x  Tỷ lệ %

Số ca thực hiện hoặc số ca dự kiến

 (Hướng dẫn của Quyết định số 3955/QĐ-BYT)

4

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng

 

Phương pháp 1: Phân bổ theo thực tế phát sinh của từng kỹ thuật KCB

 

Phương pháp 2: Theo tỷ lệ %

Nguyên giá phân bổ theo năm  x  Tỷ lệ %

Số ca thực hiện hoặc số ca dự kiến

 

III.

Định mức sử dụng lao động trực tiếp

 

 


 [MOU1]Có yêu cầu đạt tối thiểu thông số, máy…

 

BỘ Y TẾ

 

 


Số:         /2021/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

Hà Nội, ngày      tháng     năm 2021

THÔNG TƯ

Quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của

dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh áp dụng trong lĩnh vực y tế

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21 thàng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

 

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế, bao gồm: lập, phê duyệt, điều chỉnh Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật; nội dung và kỹ thuật trình bày định mức kinh tế - kỹ thuật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là định mức kinh tế - kỹ thuật) là mức hao phí cần thiết về lao động, vật liệu, dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu, thiết bị, cơ sở vật chất và vận hành hệ thống để hoàn thành việc thực hiện một kỹ thuật khám bệnh chữa bệnh (sau đây viết tắt là KT KBCB). Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 05 yếu tố thành phần cơ bản:

a) Định mức sử dụng vật liệu: bao gồm thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế.

b) Định mức sử dụng năng lượng, nhiên liệu: bao gồm điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn và văn phòng phẩm.

c) Định mức sử dụng thiết bị, dụng cụ và tài sản cố định

d) Định mức sử dụng lao động

đ) Định mức quản lý điều hành.

2. Thiết bị là công cụ lao động thuộc tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình theo quy định của pháp luật về tài sản cố định (không bao gồm nhà và quyền sử dụng đất) được sử dụng để thực hiện KT KBCB.

3. Dụng cụ là công cụ lao động thuộc loại tài sản không đủ tiêu chuẩn, quy định là tài sản cố định theo quy định của pháp luật mà người lao động sử dụng để trong quá trình tạo ra sản phẩm (trang phục y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân…  và các dụng cụ khác tương tự) và giá trị tài sản được phân bổ vào chi phí tạo ra sản phẩm trong thời gian ngắn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Vật liệu, năng lượng, nhiên liệu là hao phí đầu vào trong quá trình thực hiện để hoàn thành kỹ thuật KBCB.

5. Định mức tiêu hao về vật liệu là lượng tiêu hao về việc sử dụng từng loại thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao, vật tư y tế thay thế nhân tạo, vật liệu thay thế, vật liệu cấy ghép (gọi tắt là vật tư), dụng cụ chuyên môn để hoàn thành việc thực hiện một KT KBCB đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn hoặc theo quy trình chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

6. Định mức tiêu hao về năng lượng, nhiên liệu là lượng tiêu hao về việc sử dụng điện, nước, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, văn phòng phẩm để hoàn thành việc thực hiện một KT KBCB.

8. Định mức tiêu hao về thiết bị, dụng cụ là thời gian sử dụng cần thiết đối với từng loại thiết bị, dụng cụ để hoàn thành một KT KBCB đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn hoặc theo quy trình chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

7. Định mức tiêu hao về lao động là mức tiêu hao lao động trực tiếp cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc thực hiện một KT KBCB đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn hoặc theo quy trình chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

8. Định mức tiêu hao về quản lý, vận hành hệ thống là mức tiêu hao hoạt động của bộ phận quản lý, điều hành cơ sở y tế và các tiêu hao nhân lực/hoạt động gián tiếp để thực hiện KT KBCB.

Điều 4. Mục tiêu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Làm căn cứ xây dựng giá dịch vụ KT KBCB về lĩnh vực y tế do Bộ Y tế quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, tiết kiệm và hiệu quả.

2. Làm căn cứ để xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý.

3. Thúc đẩy xã hội hóa lĩnh vực y tế, tạo môi trường hoạt động bình đẳng giữa các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập.

Điều 5. Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Đảm bảo tính đúng, tính đủ, tính phù hợp và hiệu quả các tiêu hao cần thiết để hoàn thành việc thực hiện một KT KBCB đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, ban hành.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình thực hiện KT KBCB được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, ban hành và quy định của pháp luật về chế độ làm việc của người lao động, các định mức áp dụng cho các hoạt động chi tiết quy định tại quy trình thực hiện KT KBCB.

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng theo từng KT KBCB riêng hoặc nhóm các KT KBCB tương đồng về nội dung quy trình thực hiện, giống nhau về tính chất, phương tiện và trình tự thực hiện các hạng mục công việc của sản phẩm, dịch vụ công.

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chung về kết cấu của 05 yếu tố cấu thành cơ bản, đảm bảo tính trung bình tiên tiến, ổn định và thống nhất.

Điều 6. Căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật, yêu cầu cơ bản, năng lực thực hiện, trình độ tổ chức, hạ tầng công nghệ.

2. Quy định pháp luật hiện hành về chế độ làm việc của người lao động.

3. Điều kiện thực tế hoạt động của các đơn vị về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính, đất đai.

4. Số liệu thống kê hằng năm và các tài liệu có liên quan.

5. Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình xác định định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành và quy định đã ban hành để xác định mức tiêu hao đối với từng KT KBCB hoặc nhóm KT KBCB.

Điều 7. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

Đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật lựa chọn một hoặc các phương pháp dưới đây:

1. Phương pháp thống kê, tổng hợp: Căn cứ số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý trong thời gian 03 năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và dựa vào kinh nghiệm thực tế hoặc các thông số so sánh để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

2. Phương pháp so sánh: Căn cứ vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đương đã thực hiện trong thực tế để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

3. Phương pháp phân tích: là phương pháp xây dựng định mức dựa trên cơ sở phân tích phân tích tính chất phức tạp của các khâu công việc thời gian thực hiện, trình độ cán bộ tham gia thực hiện các khâu công việc, trình độ kỹ thuật công nghệ, điều kiện làm việc để tính toán định mức lao động cho từng khâu công việc cụ thể của một quy trình nghiệp vụ (bao gồm: phân tích khảo sát, phân tích tính toán).

4. Phương pháp tiêu chuẩn: là căn cứ vào những tiêu chuẩn, quy định của pháp luật hiện hành về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao thiết bị, dụng cụ để xây dựng định mức lao động, định mức thiết bị cho từng công việc hoặc nhóm công việc.

5. Phương pháp phân tích thực nghiệm: Căn cứ kết quả triển khai khảo sát, thực nghiệm theo từng quy trình, nội dung công việc để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức. Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp những công việc không xác định được định mức qua 03 phương pháp trên hoặc xác định được nhưng chưa chính xác mà cần phải kiểm nghiệm thực tế.

Điều 8. Thành phần định mức kinh tế - kỹ thuật

Thành phần định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm:

1. Định mức tiêu hao vật liệu

a) Xác định danh mục các thuốc, dịch truyền, hóa chất (bao gồm cả hóa chất thực hiện nội kiểm (IQC), ngoại kiểm (EQC) trong xét nghiệm), vật tư y tế tiêu hao, vật tư y tế thay thế nhân tạo, vật liệu thay thế, vật liệu cấy ghép, dụng cụ chuyên môn cần thiết, thường quy để thực hiện một KT KBCB.

b) Xác định số lượng hoặc khối lượng cho từng loại vật tư trên, căn cứ vào chủng loại thiết bị, thời gian máy chạy có tải (tiêu hao vật tư). Đối với những loại thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư y tế mà 1 đơn vị số lượng có thể sử dụng cho nhiều hơn 1 kỹ thuật (ví dụ đầu dò, gel siêu âm, quần, áo, mũ… của nhân viên,...), định mức tính trên 1 kỹ thuật sẽ được tính bằng: 1 chia cho số kỹ thuật sử dụng.

c) Xác định số lượng/khối lượng theo từng loại vật tư, căn cứ vào chủng loại thiết bị, thời gian máy chạy có tải (tiêu hao vật tư);

d) Xác định tỷ lệ (%) thu hồi/ hao hụt vật tư: căn cứ vào đặc điểm, tính chất của vật tư để tính tỷ lệ (%) thu hồi, hao hụt đối với các loại thuốc, hóa chất, vật tư y tế có chi phí bảo quản và hao hụt lớn

đ) Xác định yêu cầu kỹ thuật cơ bản của vật tư để thực hiện một KT KBCB[MOU1] .?

2. Định mức sử dụng năng lượng, nhiên liệu, vật liệu khác: bao gồm điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn và văn phòng phẩm.

a) Xác định danh mục tiêu hao về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn và văn phòng phẩm cần thực hiện một KT KBCB.

b) Xác định định mức cho danh mục đã thống kê:

- Định mức sử dụng điện, nhiên liệu được tính bằng cách xác định định mức tiêu hao điện năng, tiêu hao nhiên liệu trong 1 giờ của máy móc, thiết bị sử dụng thực hiện kỹ thuật và nhân với thời gian trung bình sử dụng máy móc thiết bị đó để thực hiện 1 kỹ thuật (tính bằng KW/giờ).

- Định mức sử dụng nước được tính bằng ước tính số m3 nước tiêu thụ để thực hiện 1 kỹ thuật.

- Định mức chất thải cần xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế (chất thải rắn, chất thải lỏng) được tính bằng cách xác định số lượng chất thải y tế, chất thải sinh hoạt khi triển khai kỹ thuật.

- Định mức vệ sinh môi trường: được xác định bằng diện tích môi trường cần xử lý vệ sinh.

- Định mức sử dụng văn phòng phẩm: là số văn phòng phẩm liên quan đến thực hiện kỹ thuật của đơn vị trực tiếp thực hiện kỹ thuật.

- Định mức kiểm soát nhiễm khuẩn: giặt là, hấp, sấy. Được xác định là số lượng đồ vải (Kg), dụng cụ y tế (số bộ) được xử lý.

3. Định mức sử dụng tài sản cố định, thiết bị, dụng cụ,

a) Xác định danh mục, chủng loại các tài sản cố định, thiết bị, dụng cụ cần thực hiện một KT KBCB.

b) Xác định yêu cầu cơ bản của thiết bị, dụng cụ, tài sản cố định.

c) Xác định thời gian sử dụng từng chủng loại thiết bị, dụng cụ, tài sản cố định: thời gian máy chạy có tải (tiêu hao vật tư, điện năng, nhiên liệu trong thời gian sử dụng); thời gian máy chạy không tải (không tiêu hao vật tư).

d) Xác định định mức về sửa chữa, bảo dưỡng bảo trì cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, thiết bị, công cụ, dụng cụ cần thực hiện một KT KBCB: được tính bằng cách xác định bằng số lần bảo sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì cần thiết trong một thời gian nhất định đối với từng loại máy móc, thiết bị trên tổng số kỹ thuật thực hiện trên thiết bị tương ứng trong khoảng thời gian đó. Trong đó có tính đến định mức kỹ thuật thực hiện kiểm chuẩn, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị, công cụ, dụng cụ trực tiếp...

đ) Định mức khấu hao tài sản cố định, thiết bị, công cụ, dụng cụ cần thực hiện một kỹ thuật: được tính bằng cách xác định thời gian sử dụng cần thiết đối với từng loại tài sản, thiết bị công cụ, dụng cụ để hoàn thành thực hiện một KT KBCB trên tổng thời gian sử dụng theo tuổi thọ của từng tài sản, thiết bị, công cụ, dụng cụ tương ứng.

4. Định mức sử dụng nhân lực: nhân lực cần thực hiện một KT KBCB bao gồm nhân lực tham gia trực tiếp và gián tiếp của một kỹ thuật.

a) Định mức nhân lực trực tiếp để thực hiện một KT KBCB được tính bằng cách xác định mức sử dụng lao động cần thiết theo số lượng cán bộ chuyên môn và thời gian của mỗi cán bộ chuyên môn tương ứng để thực hiện hoàn thành 1 kỹ thuật.

b) Định mức nhân lực gián tiếp (nhân viên y công, người xử lý dụng cụ sau phẫu thuật, nhân viên hành chính của khu phẫu thuật...) để thực hiện 1 KT KBCB được tính bằng cách xác định số thời gian và số lượng cán bộ nhân lực hỗ trợ, quản lý, điều hành tham gia gián tiếp để góp phần thực hiện hoàn thành 1 KT KBCB.

5. Định mức sử dụng về quản lý, vận hành hệ thống: bao gồm định mức hoạt động của bộ phận quản lý, vận hành cơ sở, bao gồm

a) Định mức lao động gián tiếp là định mức lao động quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (như bộ phận tài chính kế toán, dược, hành chính, vật tư, trang thiết bị….) được xác định bằng thời gian và số lượng cán bộ góp phần hoàn thành kỹ thuật KBCB.

b) Định mức sử dụng điện, nước, nhiên liệu; cước dịch vụ viễn thông, bưu chính; ứng dụng công nghệ thông tin hoặc thuê dịch vụ, phần mềm quản lý; bảo đảm an ninh, an toàn người bệnh; vệ sinh, môi trường, xử lý chất thải, giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn; kiểm soát chất lượng dịch vụ;  các chi phí thuê, mua ngoài khác;

c) Định mức duy tu, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn tài sản, mua sắm trang thiết bị, công cụ, dụng cụ, vật tư, phương tiện, văn phòng phẩm, tài liệu ấn phẩm chuyên môn phục vụ cho bộ phận quản lý, gián tiếp và hoạt động chung của đơn vị;

d) Định mức công tác phí, hội nghị, hội thảo theo chế độ chính sách hiện hành; đào tạo, nhận chuyển giao các kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn;

đ) Định mức công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh; chi phí thuê mua ngoài khác phục vụ công tác quản lý.

e) Định mức đồng phục, trang phục, bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động;

g) Định mức các khoản phí, lệ phí; thuế sử dụng đất dùng cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ (nếu có); bảo hiểm trách nhiệm trong khám, chữa bệnh, bảo hiểm tài sản; chi phí phòng cháy, chữa cháy;

h) Định mức đào tạo, nhận chuyển giao các kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn;

i) Định mức các khoản chi phí khác.

 

 

Chương II

QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DỊCH VỤ KT KBCB

THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ Y TẾ

 

Điều 9. Thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ KT KBCB thuộc Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế.

2. Trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ KT KBCB chưa được Bộ Y tế quy định.?

Điều 10. Trình tự xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Lập và phê duyệt kế hoạch xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật:

a) Căn cứ để lập kế hoạch xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật: Danh mục dịch vụ kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.

b) Kế hoạch xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, trong đó cụ thể các mục tiêu, hoạt động triển khai, đơn vị thực hiện, thời gian hoàn thành.

2. Thành lập Tổ soạn thảo, xây dựng kế hoạch/quy trình thực hiện, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật (nếu cần thiết).

3. Xây dựng dự thảo Tờ trình; dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); tổ chức cuộc họp, thảo luận; khảo sát (trong trường hợp cần thiết) và giám sát xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật tại các cơ sở y tế. Xây dựng dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

4. Thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

5. Xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách.

6. Chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để trình Bộ trưởng xem xét, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.

Điều 11. Xây dựng dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật.

1. Lập danh mục công việc của nhiệm vụ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

2. Xác định thành phần công việc thực hiện theo các bước trong quy trình kỹ thuật đáp ứng yêu cầu từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành.

3. Lập định mức kinh tế kỹ thuật trên cơ sở tính toán xác định các hao phí về lao động, vật liệu, dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu, thiết bị, cơ sở vật chất và vận hành hệ thống để hoàn thành việc thực hiện một kỹ thuật khám bệnh chữa bệnh. Mẫu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong Phụ lục 01 và Hướng dẫn cách tính định mức trong Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

a) Một KT KBCB được giao cho tối thiểu 03 cơ sở KBCB thuộc các tuyến theo phân tuyến kỹ thuật của kỹ thuật đó để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật. Mỗi cơ sở KBCB xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dựa trên thực tiễn triển khai ít nhất 10 lần của 01 KT KBCB.

b) Tổng hợp định mức kinh tế - kỹ thuật của 01 kỹ thuật KBCB: Dựa trên đề xuất định mức kinh tế kỹ thuật của các cơ sở KCCB, quy trình kỹ thuật và các quy định có liên quan, Tổ soạn thảo định mức kinh tế - kỹ thuật rà soát, tổng hợp, tính trung bình và hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật. Đối với các nhóm kỹ thuật tương đương về quy trình kỹ thuật: xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của từng kỹ thuật trong nhóm.

c) Tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Các đoàn giám sát do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập với sự tham gia của các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Điều 12. Thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định. Hội đồng có ít nhất 07 thành viên: 01 Chủ tịch Hội đồng (đại diện lãnh đạo đơn vị chủ trì), 01 Phó Chủ tịch Hội đồng (nếu cần thiết), 01 (một) ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng và các ủy viên Hội đồng là cán bộ quản lý của các Vụ, Cục có liên quan của Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các cán bộ có trình độ chuyên môn về tài chính, khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến kỹ thuật đang được xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

2. Hồ sơ trình Hội đồng thẩm định gửi cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp Hội đồng tối thiểu 03 ngày làm việc, gồm: dự thảo Tờ trình; dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật; bảng tổng hợp tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân có liên quan; bản đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật do tối thiểu 3 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các tuyến theo phân tuyến kỹ thuật của kỹ thuật đó đề xuất và các tài liệu khác (nếu có).

3. Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ trưởng đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật để hoàn thiện dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trước khi trình Bộ trưởng xem xét, ban hành.

4. Họp Hội đồng thẩm định:

a) Cuộc họp của Hội đồng thẩm định được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số lượng thành viên trong Hội đồng.

b) Nội dung cuộc họp thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật

-  Báo cáo dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật (cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ dự thảo).

- Giải đáp các câu hỏi của Hội đồng thẩm định (cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ dự thảo).

- Các thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá công khai về dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật.

- Các thành viên Hội đồng thảo luận, đánh giá chất lượng của dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật bằng phương pháp bỏ phiếu kín theo các mức sau:

Mức 1: Đạt yêu cầu đề nghị ban hành;

Mức 2: Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa trước khi đề nghị ban hành;

Mức 3: Không đạt yêu cầu phải xây dựng lại.

c) Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến của các thành viên Hội đồng và kết luận về chất lượng của dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trên cơ sở đồng thuận của đa số thành viên Hội đồng (theo một trong ba mức quy định trên). Nếu dự thảo định mức kinh tế-kỹ thuật phải chỉnh sửa thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định sẽ yêu cầu chi tiết việc chỉnh sửa. Trường hợp dự thảo không đạt yêu cầu phải xây dựng lại thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định sẽ quyết định phương án tổ chức thẩm định lại để cơ quan, đơn vị dự thảo hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.

d) Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp, báo cáo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế về kết quả thẩm định bằng biên bản họp Hội đồng thẩm định.

Điều 13. Trình ký ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng xem xét, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, bao gồm:

a) Tờ trình;

b) Dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật;

c) Bảng tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân có liên quan;

d) Biên bản họp thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;

đ) Ý kiến của Thứ trưởng phụ trách;

e) Các tài liệu khác (nếu có).

2. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc trình ký ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật

a) Thủ trưởng đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trình hồ sơ dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định tại khoản 1 Điều này; ký nháy vào cuối trang có chữ ký của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm về nội dung, tính khả thi của văn bản;

b) Cục QLKCB và Vụ Kế hoạch – Tài chính đồng trình Bộ trưởng đối với dự thảo Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật; chịu trách nhiệm về nội dung có liên quan trong văn bản thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

3. Bộ trưởng xem xét, ký ban hành hoặc phân công Thứ trưởng phụ trách ký Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.

Điều 14. Điều chỉnh, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Việc điều chỉnh, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật được thực hiện trong trường hợp định mức kinh tế - kỹ thuật đã ban hành không còn phù hợp với điều kiện mới về tổ chức thực hiện và tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Khi có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung định mức kinh tế-kỹ thuật, Bộ Y tế  xây dựng kế hoạch và triển khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định của hướng dẫn này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm:

a) Hằng năm, rà soát và xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trên cơ sở tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được giao dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; trình ban hành theo quy định tại Thông tư này.

2. Vụ Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm đảm bảo kinh phí để Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thực hiện xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng kỹ thuật KBCB theo đúng quy định.

Điều 16. Kinh phí thực hiện

Kinh phí xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật được bố trí trong kinh phí hành chính được giao hằng năm (đối với các cơ quan hành chính); nguồn sự nghiệp kinh tế (đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) và tự cân đối trong nguồn thu của đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với những định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được áp dụng.

Điều 18. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày   tháng   năm 

2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ KBCB thuộc Bộ Y tế quản lý chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Kế hoạch – Tài chính) để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban Xã hội của Quốc hội (để giám sát);

- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo, Cổng thông tin

  điện tử Chính phủ);

- Các Thứ trưởng;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);

- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;

- Lưu: VT, KCB, PC.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 01

MẪU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

 (Ban hành kèm theo Thông tư số …./......../TT-BYT ngày    tháng   năm 

của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Bộ Y tế/Sở Y tế ……….....……….

Tên cơ sở …………………………

 

XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

 

A. Thông tin chung

  1. Tên kỹ thuật:
  2. Mã kỹ thuật (ICD-9-CM):
  3. Số thứ tự của kỹ thuật:
  4. Phân tuyến kỹ thuật:
  5. Quy trình kỹ thuật được ban hành tại QĐ số...../.......... ngày    tháng    năm   
  6. Số thứ tự của quy trình kỹ thuật trong QĐ
  7. Thời gian để hoàn thành kỹ thuật:
  8. Nhân lực thực hiện (kê khai nhân lực theo kỹ thuật): số người
    1. ...
    2. ...
    3. ...

B. Đề xuất định mức KTKT

(Ghi chú: gồm cả nhân lực thực hiện phương pháp vô cảm, còn các định mức khác thực hiện PP vô cảm được đưa vào trong định mức KTKT của phương pháp vô cảm)

TT

Danh mục tiêu hao nguồn lực

Đơn vị

Định mức

I

Thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế

 

 

1

Thuốc, dịch truyền

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

2.

Hóa chất

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

3

Vật tư tiêu hao, vật tư thay thế

 

 

3.1.

Vật tư tiêu hao

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

3.2.

Vật tư thay thế

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Vật tư thay thế khác

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

II

Điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, KSNK, văn phòng phẩm

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

III

Tài sản cố định, thiết bị, dung cụ, công cụ

 

 

1.

Khấu hao tài sản cố định, thiết bị, dụng cụ, công cụ

 

 

1.1

Tài sản cố định, thiết bị

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

1.2

Dụng cụ, công cụ

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

1.3

Chi phí khấu hao cơ sở hạ tầng

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

2.

Bảo dưỡng, sửa chữa thay thế tài sản cố định, thiết bị, dung cụ, công cụ

 

 

2.1

Vật tư theo máy thay thế

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

2.2

Duy tu bảo dưỡng trang thiết bị trực tiếp

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

IV

Nhân lực thực hiện

 

 

1

Nhân lực trực tiếp

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

2

Nhân lực hỗ trợ thực hiện dịch vụ (tại chính đơn vị thực hiện kỹ thuật này)

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

V

Bộ phận quản lý, vận hành hệ thống (hành chính, quản trị, tài chính, dược...)

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 02

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số …./2021/TT-BYT ngày    tháng   năm 2021

của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

 

 

STT

Nội dung, cách tính

I.

Định mức sử dụng năng lượng, nhiên liệu

1.

Điện

 

Phương pháp 1:

 

 

Phương pháp 2: Phân bổ theo thời gian 1 giờ phát sinh tiêu hao điện tại phòng mổ thực hiện một kỹ thuật KBCB.

2

Nước

 

Phương pháp 1: Số khối nước định mức sử dụng cho 1 kỹ thuật KCB

 

Phương pháp 2: Phân bổ theo diện tích của các đơn vị thực hiện kỹ thuật KCB

3

Xử lý chất thải (y tế, sinh hoạt)

 

Phương pháp 1: Thực tế phát sinh, đơn vị tính kg hoặc m3

 

Phương pháp 2: Phân bổ theo diện tích của đơn vị thực hiện kỹ thuật KCB

 

Phương pháp 3: Phân bổ theo thời gian 1 giờ phát sinh tại Đơn vị thực hiện kỹ thuật KCB

4

Chi phí vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát và bảo vệ môi trường ….

 

Phương pháp 1: Phân bổ theo diện tích của đơn vị thực hiện kỹ thuật KCB

 

Phương pháp 2: Phân bổ theo thời gian 1 giờ phát sinh tại Đơn vị thực hiện kỹ thuật KCB

5

Vật dụng văn phòng, văn phòng phẩm…

 

Phương pháp 1: Thực tế phát sinh của việc thực hiện kỹ thuật KCB

 

Phương pháp 2:

Phân bổ theo thời gian 1 giờ phát sinh tại đơn vị thực hiện dịch vụ kỹ thuật

6

Chi phí hấp sấy, khử khuẩn dụng cụ

 

Phương pháp 1: Tính chi phí phát sinh trực tiếp phân bổ cho bộ dụng cụ dùng cho chuyên môn

 

Phương pháp 2: Phân bổ theo thời gian 1 giờ phát sinh tại đơn vị thực hiện dịch vụ kỹ thuật

7

Chi phí công cộng (chi phí điện thoại, thuê hotlines, mạng internet, quảng cáo tuyên truyền, website, cáp truyền hình, thuê kho…): Phân bổ theo thời gian 1 giờ phát sinh tại đơn vị thực hiện dịch vụ kỹ thuật.

II.

Định mức sử dụng thiết bị, dụng cụ và tài sản cố định

1

Khấu hao máy móc, trang thiết bị, phần mềm…(Theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC)

 

Nguyên giá tài sản/ Số năm khấu hao

Số ca thực hiện hoặc số ca dự kiến

 

2.

Khấu hao cơ sở hạ tầng

 

Phương pháp: Phân bổ theo diện tích đơn vị thực hiện kỹ thuật KCB

Bước 1:

Nguyên giá cơ sở hạ tầng/số năm khấu hao

=(A)

Tổng diện tích các đơn vị thực hiện kỹ thuật

Bước 2:

Diện tích đơn vị thực hiện kỹ thuật x (A) x hệ số k

Số ca thực hiện hoặc số ca dự kiến

k : là hệ số điều chỉnh của mỗi cơ sở y tế

3

Định mức duy tu, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị, phần mềm…

 

Phương pháp 1:

 

Phương pháp 2:

Nguyên giá thiết bị  x  Tỷ lệ %

Số ca thực hiện hoặc số ca dự kiến

 (Hướng dẫn của Quyết định số 3955/QĐ-BYT)

4

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng

 

Phương pháp 1: Phân bổ theo thực tế phát sinh của từng kỹ thuật KCB

 

Phương pháp 2: Theo tỷ lệ %

Nguyên giá phân bổ theo năm  x  Tỷ lệ %

Số ca thực hiện hoặc số ca dự kiến

 

III.

Định mức sử dụng lao động trực tiếp

 

 


 [MOU1]Có yêu cầu đạt tối thiểu thông số, máy…

 

Gửi góp ý cho dự thảo
Về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh
Họ và tên (Bắt buộc)
Thư điện tử
Địa chỉ
Tiêu đề góp ý (Bắt buộc)
Nội dung góp ý
Mã xác nhận
Mã xác nhận
Reload-Capcha