


<p> Tôi nguyên là CB Công an Tỉnh. số thẻ BHYT: HT 2 77 779 751 0168 Từ tháng 01/2018 khi đó Bộ CA chuyển bảo hiểm YT của Tôi khám chữa ban đầu tại BV Lê Lợi,sau khi nghỉ hưu Tôi tiếp tục khám,chữa tại đây. Qua 1 năm khám,chữa bệnh Tôi thấy mốt số điểm không hơp lý trong khám và điều trị bệnh ngoại trú cụ thể như sau: Tôi bị bệnh tiểu đường type 2 đã 20 năm,trước đây BV 30/4 BCA cấp thuốc uống 2 thành phần ( Metformin 850mg/glimepiride 5mg...)2 viên/ngày sau cho đơn ra ngoài mua Janumet 850mg/5sitagliptin 2v/ngày uống ổn định. Nhưng khi khám ở BV Lê Lợi mặc dù thay nhiều loại thuốc không ổn nên BS cho ống 3 viên Metformin và 3 viên Glumerif 2gm,sau 1 thời gian dài nhận thấy uống nhiều Metformin tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng tới thận nên Tôi chuyển qua mua Janumet bên ngoài và xin thuốc đông y điều trị ( chấp nhận tốn kém) nhưng ở đây Tôi thấy bất tiện và máy móc ( không biết quy định từ đâu) là bên ĐY chỉ được cấp thuốc 1 tuần ( ngày 29/01/2019 " 24 AL"Tôi đi nhận thuốc và đề nghị cho thuốc tới ngày làm việc đầu năm nhưng ko được BS linh động lắm cho tới 4 tết " 10 ngày".Trong khi đó Tiểu đường " E11"là dạng bệnh mãn tính điều trị lâu dài khoa nội cấp 1 lần là 4 tuần thuốc làm giảm thời gian đi lại của bệnh nhân và bớt được 3 lần BH chi tiền khám bệnh,ngoài ra bên đông y lại không được cho xét nghiệm HBA1C,như vậy làm sao BS biết được bệnh nhân đường huyết tăng hay giảm mà có phác đồ điều trị. Còn sang BS khoa nội thì liệu chỉ có cho XN mà không cấp thuốc được không?. Đề nghị cho Tôi biết cụ thể về quy định này. Nếu không do quy định chủ quan thì đề nghị sửa lại quy định sao cho phù hợp và khoa học. ĐT: 0906393999 - 0993377778 .Mail manhhung42@gmail.com</p>
Sở Y tế có ý kiến trả lời như sau:
- Theo hồ sơ quản lý của bệnh viện, bệnh nhân Đào Mạnh Hùng sinh ngày 18/03/1959 (mã y tế 09050266), địa chỉ 23/2/8 Huyền Trân Công Chúa Phường 8 Tp Vũng Tàu, bệnh nhân có khám điều trị tại bệnh viện với chẩn đoán đái tháo đường từ ngày 23/2/2018 đến ngày 29/11/2018.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được dùng thuốc theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế bằng hai nhóm thuốc là Metformin và Sulfonylurea với liều cho phép. Chỉ số HbA1C của bệnh nhân luôn đạt mục tiêu (ngày 23/2: 6.7%, ngày 15/6: 7.1%, ngày 1/10: 6.7%), tuy nhiên đường huyết buổi sáng có thời điểm chưa đạt mục tiêu bác sĩ đã điều chỉnh thuốc cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. Chức năng thận bệnh nhân được kiểm tra vào ngày 16/8/2018 với kết quả là 73.7 micromol/lít tương đương với GFR là 100 ml/ph hoàn toàn bình thường.
- Việc không sử dụng Janumet theo nhu cầu của bệnh nhân là do thuốc Janumet nói chung và hoạt chất Sitagliptin nói riêng chưa có trong danh mục thuốc của bệnh viện.
- Việc bệnh nhân bỏ điều trị tại bệnh viện và tự ý mua thuốc điều trị là không đúng với quy định. Trong thời gian này bệnh nhân đăng ký khám YHCT tại bệnh viện để lấy thuốc YHCT điều trị đái tháo đường. Khoa YDCT khi khám cho bệnh nhân đã giải thích rõ với bệnh nhân là thuốc YHCT không điều trị đặc hiệu bệnh này và chỉ điều trị hỗ trợ và bệnh nhân phải đăng ký khám, lấy thuốc y học hiện đại để uống điều trị đặc hiệu nhưng bệnh nhân không đồng ý. Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính được cấp thuốc dài ngày (mỗi lần kê đơn thuốc số lượng thuốc đủ dùng tối đa 30 ngày hoặc theo hướng dẫn điều trị của mỗi bệnh) trong quá trình điều trị tại phòng khám nội bác sĩ đã thực hiện đúng cấp thuốc cho bệnh nhân dài ngày, tại khoa Y Dược cổ truyền không thực hiện cấp thuốc dài ngày là vì thuốc cấp cho bệnh nhân không phải là thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh đái tháo đường mà chỉ là thuốc hỗ trợ điều trị (trong lúc khám bác sĩ đã giải thích cho bệnh nhân biết) bác sĩ đã cấp thuốc cho bệnh nhân 10 ngày.
- Về việc bên khoa Y Dược cổ truyền không cho bệnh nhân xét nghiệm HbA1C: bệnh nhân được xét nghiệm tại bệnh viện lần cuối vào ngày 01/10/2018 tại thời điểm bệnh nhân đề nghị xét nghiệm chưa đủ thời gian để xét nghiệm (chưa đủ 3 tháng kể từ lần xét nghiệm gần nhất) nên bác sĩ không cho bệnh nhân xét nghiêm là đúng với hướng dẫn chẩn đoán và điều trị.