Thông tin Y tế Thông tin Y tế
Bản tin dịch COVID-19 trong 24h: Tiếp tục ghi nhận ca mắc mới, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh thành phố chủ động phòng dịch
Trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19 tại Đà Nẵng, nguy cơ lây lan dịch bệnh tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước rất cao, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không chỉ Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Hà Nội, TPHCM mà các trung tâm, các thành phố lớn, nhất là các thành phố du lịch ven biển từ Quảng Ninh, Hải Phòng cho đến Bình Thuận… phải có biện pháp phòng chống dịch bệnh chủ động hơn nữa.

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.

Tính đến 9h00 ngày 30/7/2020, theo thống kê của worldometers.info:

*Thế giới: 17.179.092 người mắc; 669.948 người tử vong

215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Việt Nam đứng thứ 162/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.

* Việt Nam: 459 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.

Trong đó:

- Số ca điều trị khỏi: 369 ca

90 ca bệnh đang được điều trị.

Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay

Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng

Số TH đang được cách ly tập trung

Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế

276

183

14.685

66.861


Tính đến 9h ngày 30/7: Việt Nam có tổng cộng 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

+ Từ 18h ngày 28/7 – 6h sáng 30/7: ghi nhận thêm 13 ca mắc mới.

2. Số ca bình phục trong 24h qua: 0 ca

3. Số ca tử vong: 0

4. Số ca tiến triển tốt:

- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 09 ca.

- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 03 ca.

5. Số ca nặng: 02

6. Số người cách ly: 81.546

 

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 472

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 14.213

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 66.861

7. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 276

Số ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 25/7 đến nay: 43

8. Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 183

9. Nhận xét

Dịch COVID-19 trên thế giới trong 24h qua vẫn diễn biến phức tạp với hơn 250.000 trường hợp mắc mới, hơn 6000 trường hợp tử vong. Thế giới ghi nhận hơn 17 triệu ca mắc COVID-19, có khoảng 670.000 người tử vong, số ca khỏi bệnh lên hơn 10,6 triệu người. Diễn biến dịch bệnh rất đáng lo ngại một số khu vực trên thế giới xuất hiện các đợt bùng phát dịch thứ hai, thứ ba. Trong 1 ngày qua Brazil là quốc gia có số người nhiễm COVID-19 mới nhiều nhất thế giới, tiếp đến là Mỹ.  Châu Á có một số nước đã phải tái áp đặt các biện pháp phòng dịch do số ca dương tính với virus SARS-C0V-2 tăng trở lại, Ấn Độ hiện đã đứng thứ ba thế giới và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc bệnh COVID-19. Tại Đông Nam Á, Indonesia và Philippines ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới trong 24 giờ qua.

Tại Việt Nam, trong những ngày qua, dịch bệnh đã có diễn biến phức tạp tại TP. Đà Nẵng, có nguy cơ lây nhiễm ra một số tỉnh. Tại Đà Nẵng, đến nay Đà Nẵng đã ghi nhận có 43 ca mắc COVID-19, trong đó có cả nhân viên y tế.  Nguy cơ lây lan dịch bệnh tại nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước rất cao.

Trước tình hình Hà Nội đã xuất hiện ca nhiễm COVID-19 có liên quan đến thành phố Đà Nẵng,  Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội không được chủ quan, lơ là, không được mất cảnh giác cũng như không quá hoang mang, lo lắng. Hiện nay, với số người từ Đà Nẵng về Hà Nội là hơn 21 nghìn người nhưng có 87 người có biểu hiện sốt, ho, khó thở, có 6/87 âm tính. UBND TP Hà Nội xác định đây  nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nên cần khởi động lại tất cả hoạt động của các Ban chỉ đạo (BCĐ) từ cấp tổ dân phố đến thôn, xóm, bản, phường, xã/quận, huyện, sở ban ngành. Phải bảo đảm trực 24/24/7 để sẵn sàng khả năng ứng phó với thông tin dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ lấy mẫu tất cả những trường hợp đến từ các tỉnh miền Trung nhất là Đà Nẵng, Quảng Nam. Trước mắt,  test nhanh hơn 21 nghìn trường hợp về từ Đà Nẵng từ hôm nay đến thứ 7, trường hợp nào dương tính xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR. Liên quan đến tất cả F1 phải lấy mẫu xét nghiệm cách ly ngay lập tức, lấy trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ cao làm nơi cách ly và khởi động lại Ban quản lý này, toàn bộ chế độ ăn uống phục vụ như giai đoạn trước. Các trường hợp F2 cách ly tại nhà, có biểu hiện ho khó thở thì tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.  Các trường hợp sốt, ho khó thở đều phải xét nghiệm; trường hợp ho sốt đến nhà thuốc mua thuốc phải thông báo cho cơ quan chức năng để bám sát tình hình, phổ biến cho người dân. Các đơn vị, cơ quan phải có nước sát khuẩn; người dân tham gia giao thông phải đeo khẩu trang.  Các Hội chợ, Hội nghị xúc tiến cung cầu, lễ hội, quán bar… trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch UBND TP đề nghị tạm dừng hoạt động theo đúng kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 tại thông báo số 262/TB-VPCP ngày 29/7.

Trong ngày 29/7, Bộ Y tế đã ban hành Thông báo khẩn số 18, đề nghị những cá nhân đi tới một số  địa điểm ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cần làm theo các hướng dẫn của cơ quan chức năng phòng ngừa dịch bệnh. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống COVID-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương đều phải tổ chức tốt quản lý dân cư, bảo đảm an ninh trật tự, đặc biệt là bảo đảm bình ổn giá cả, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, không để tình trạng lộn xộn xảy ra trên địa bàn của mình. Không chỉ Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Hà Nội, TPHCM mà các trung tâm, các thành phố lớn, nhất là các thành phố du lịch ven biển từ Quảng Ninh, Hải Phòng cho đến Bình Thuận… phải có biện pháp phòng chống dịch bệnh chủ động hơn nữa.

Về tình hình điều trị:

Sáng ngày 30/7, Việt Nam ghi nhận thêm 9 ca mắc mới, đa số các bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế trong tình trạng ổn định. Riêng tại Đà Nẵng có một số bệnh nhân COVID-19 nặng, các bệnh nhân này đều có bệnh lý nền là suy thận mãn, tăng huyết áp, Gout, tim mạch, COPD, thậm chí có cả bệnh ung thư. Ngay trong đêm qua, BV Đà Nẵng đã chuyển 2 bệnh nhân số 436 và 438 ra điều trị/cách ly tại BV TW Huế cơ sở 2. Hiện có hai bệnh nhân ở Đà Nẵng phải can thiệp ECMO.

Các trường hợp nhiễm COVID-19 các đang theo dõi. Tiểu ban điều trị yêu cầu các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 cần theo dõi sát bệnh nhân, chú ý tuyệt đối không được chủ quan.

Khuyến cáo:

Trước tình hình này, Bộ Y tế xây dựng khuyến cáo phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới.

THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI

1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

7. Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ.

8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn/ hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn/ và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tiếp tục thực hiện 6 biện pháp bảo vệ trong phòng, chống dịch COVID-19:
- Vệ sinh tay
- Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi
- Không chạm tay lên mặt khi chưa rửa sạch tay
- Hạn chế ở những không gian kín hoặc nơi đông người.
- Giữ khoảng cách tối thiểu 1m
- Thường xuyên làm sạch và khử trùng các vật/bề mặt hay được chạm vào.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn