Dự Thảo Online Dự Thảo Online
Dự thảo
Dự thảo Thông tư “Quy định về thực hiện y tế từ xa”
Lĩnh vực thống kê:
Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế
Ủy ban thẩm tra:
Ngày xuất bản: 23/03/2017
Số lượt xem: 872
góp ý: 0
Phạm vi điều chỉnh:

 BỘ Y TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:          /2017/TT-BYT

Hà Nội, ngày    tháng    năm 2017

 

DỰ THẢO 04

 

       
 

THÔNG TƯ

Quy định về thực hiện y tế từ xa

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về thực hiện y tế từ xa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về nguyên tắc và điều kiện thực hiện y tế từ xa.

2. Các loại hình y tế từ xa bao gồm: Tư vấn từ xa; đào tạo chuyển giao kỹ thuật từ xa; hội chẩn y tế từ xa; tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; tư vấn giải phẫu bệnh và tư vấn phẫu thuật từ xa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân triển khai y tế từ xa bao gồm: trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

          1. Y tế từ xa (Telemedicine): Là việc cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe giữa các cá nhân, tập thể ở các địa điểm cách xa nhau thông qua các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

2. Điểm kết nối: Là nơi lắp đặt các thiết bị công nghệ thông tin tham gia y tế từ xa.

3. Điểm điều khiển trung tâm: Là nơi lắp đặt các thiết bị quản lý đa điểm để điều khiển các điểm kết nối thông qua hệ thống đường truyền.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện y tế từ xa

1. Y tế từ xa được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện của các bên tham gia.

2. Các loại hình dịch vụ y tế từ xa được xác định là dịch vụ y tế.

3. Việc thực hiện y tế từ xa phải tuân thủ các quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của pháp luật khi thực hiện y tế từ xa.

Điều 5. Điều kiện chung đối với cơ sở y tế thực hiện y tế từ xa

Các cơ sở y tế thực hiện y tế từ xa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, ngoại trừ loại hình tư vấn khám bệnh, chữa bệnh thông qua điện thoại, internet, tư vấn phòng bệnh và y tế công cộng.

2. Có hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, hạ tầng truyền dẫn và an toàn bảo mật thông tin theo quy định hiện hành trừ trường hợp tư vấn về phòng bệnh và y tế công cộng.

3. Người tư vấn phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với nội dung tư vấn trừ trường hợp tư vấn phòng bệnh và y tế công cộng.

4. Có quy chế quản lý hoạt động y tế từ xa của cơ sở y tế.

Điều 6. Chi phí và nguyên tắc chi trả thực hiện y tế từ xa

1. Chi phí thực hiện y tế từ xa bao gồm các nhóm chi phí chính như sau:

a. Chi phí nhân lực tham gia.

b. Chi phí trang thiết bị y tế, đường truyền và hạ tầng.

c. Chi phí bảo đảm, duy trì hệ thống.

2. Nguyên tắc chi trả khi thực hiện y tế từ xa:

Cơ sở, cá nhân tiếp nhận thông tin phải chi trả chi phí theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

 

Chương II.

NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ

THỰC HIỆN Y TẾ TỪ XA

Điều 7. Tư vấn từ xa

1. Tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa

a) Người thực hiện tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật và chỉ được tư vấn các nội dung phù hợp với phạm vi chuyên môn của chứng chỉ hành nghề.

          b) Đối với việc tư vấn giữa các cá nhân với nhau thì hai bên tự chịu trách nhiệm với nội dung tư vấn.

c) Đối với việc tư vấn giữa cá nhân và cơ sở y tế thì bên nhận tư vấn phải lưu trữ đầy đủ nội dung xin tư vấn và nội dung được tư vấn.

2. Tư vấn phòng bệnh và y tế công cộng từ xa

Người thực hiện tư vấn phòng bệnh và y tế công cộng từ xa chỉ được tư vấn các nội dung phù hợp với trình độ chuyên môn.

Điều 8. Đào tạo chuyển giao kỹ thuật từ xa

Cơ sở y tế thực hiện đào tạo chuyển giao kỹ thuật từ xa phải đáp ứng các quy định tại Điều 5 của Thông tư này và các quy định sau:

1. Người thực hiện đào tạo chuyển giao kỹ thuật từ xa phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

2. Phải có phòng hoặc hội trường phù hợp với quy mô đào tạo chuyển giao kỹ thuật từ xa.

3 Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phải đảm bảo: Băng thông tối thiểu của hệ thống đường truyền tại mỗi điểm kết nối sử dụng công nghệ HD là 2Mbps. Băng thông tối thiểu của điểm điều khiển trung tâm với số điểm kết nối nhiều hơn 02 điểm sử dụng công nghệ HD là (n-n1) x 2Mbps, trong đó n là số điểm kết nối trực tuyến, n1 là số điểm kết nối trong mạng nội bộ, (n-n1) là số điểm kết nối bên ngoài mạng nội bộ.

4. Kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh được chuyển giao và tiếp nhận chuyển giao thuộc danh mục kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật, quy trình kỹ thuật.

5. Chương trình đào tạo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 9. Hội chẩn y tế từ xa

Cơ sở y tế thực hiện hội chẩn y tế từ xa phải đáp ứng các quy định tại Điều 5 của Thông tư này và các quy định sau:

1. Phải có phòng hoặc hội trường phù hợp với quy mô tổ chức hội chẩn.

2. Trường hợp hội chẩn y tế từ xa không thực hiện thăm khám trên người bệnh: Đảm bảo tối thiểu 01 điểm kết nối có trang bị và sử dụng hệ thống tự động ghi và lưu trữ dữ liệu.

3. Trường hợp hội chẩn y tế từ xa thực hiện thăm khám trên người bệnh: Bảo đảm tại điểm kết nối nơi có người bệnh hội chẩn phải trang bị các thiết bị y tế thăm khám tại chỗ tùy theo nhu cầu chuyên môn cần hội chẩn. Thiết bị y tế thăm khám tại chỗ có khả năng kết nối với hệ thống y tế từ xa phục vụ cho quá trình hội chẩn; tối thiểu 01 điểm kết nối trong quá trình hội chẩn có trang bị và sử dụng hệ thống tự động ghi và lưu trữ dữ liệu.

4. Quy trình hội chẩn y tế từ xa phải thực hiện theo quy định chuyên môn của Bộ Y tế.

5. Người chủ trì hội chẩn tại cơ sở y tế đề nghị hội chẩn có trách nhiệm thực hiện các quy định về quy trình hội chẩn, kết luận rõ ràng từng vấn đề và ghi vào biên bản hội chẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa

Các cơ sở y tế thực hiện tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa phải đáp ứng các quy định tại Điều 5 của Thông tư này và các quy định sau:

1. Người tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với nội dung tư vấn; đảm bảo có ít nhất 01 cán bộ kỹ thuật có trình độ về công nghệ thông tin, đồng thời am hiểu, có kỹ năng về hệ thống lưu trữ, xử lý và truyền tải hình ảnh y khoa (PACS) và các hệ thống liên quan.

2. Mỗi cơ sở y tế tham gia hoạt động tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa phải sử dụng hệ thống PACS đáp ứng tiêu chuẩn DICOM bảo đảm kết nối với các thiết bị y tế sinh ảnh.

3. Giữa các điểm kết nối tham gia vào quá trình tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa bảo đảm tích hợp hệ thống hỗ trợ chức năng gửi, nhận dữ liệu thông tin người bệnh từ hệ thống quản lý thông tin bệnh viện (HIS) và hệ thống PACS.

4. Có hệ thống nén và giải nén dữ liệu gửi nhận phải đảm bảo tiêu chuẩn về hình ảnh y khoa.

5. Hình ảnh y khoa của người bệnh sau khi bác sĩ tại cơ sở tư vấn đọc và chẩn đoán phải tự động lưu vào cơ sở dữ liệu tại cơ sở tư vấn, đồng thời dữ liệu này được lưu trữ tại cơ sở nhận tư vấn.

6. Băng thông đường truyền tối thiểu tại các điểm kết nối tham gia là 4Mbps. Đối với điểm kết nối là trung tâm kết nối thì yêu cầu tối thiểu băng thông là: (n-1) x 4Mbps, trong đó n là số điểm kết nối trực tuyến.

7. Tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa phải thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao hoặc theo thỏa thuận thông qua hợp đồng giữa các bên. Bên tư vấn chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn.

Điều 11. Tư vấn giải phẫu bệnh từ xa

Cơ sở y tế thực hiện tư vấn giải phẫu bệnh từ xa phải đáp ứng các quy định tại  Điều 5, Khoản 3 Điều 8 của Thông tư này và các quy định sau:

1. Tư vấn giải phẫu bệnh từ xa với các nguồn hình ảnh tĩnh cần đáp ứng quy định tại Điều 10 của Thông tư này.

2. Tư vấn giải phẫu bệnh từ xa với các nguồn hình ảnh động phải đáp ứng: Điểm kết nối có nhu cầu xin tư vấn giải phẫu bệnh từ xa phải trang bị máy quét tiêu bản có khả năng kết xuất video thao tác của bác sĩ giải phẫu bệnh theo thời gian thực, tối thiểu đạt chuẩn công nghệ HD, đồng thời tín hiệu đó phải có khả năng kết nối với hệ thống hội nghị truyền hình để chia sẻ hình ảnh y tế với các điểm kết nối tham gia tư vấn từ xa; có hệ thống tự động ghi và lưu trữ quá trình thực hiện tư vấn, tối thiểu 01 điểm trong quá trình tư vấn giải phẫu bệnh từ xa phải có trang bị và sử dụng hệ thống tự động ghi và lưu trữ dữ liệu.

3. Bên nhận tư vấn là đơn vị quyết định, chịu trách nhiệm về việc sử dụng ý kiến tư vấn và thông báo kết quả thực hiện cho bên tư vấn.

Điều 12. Tư vấn phẫu thuật từ xa

Cơ sở y tế thực hiện tư vấn phẫu thuật từ xa phải đáp ứng các quy định tại Điều 5, Khoản 3 Điều 8 của Thông tư này và các quy định sau:

1. Có thiết bị xử lý bảo đảm kết nối được nhiều nguồn hình ảnh, âm thanh từ nhiều định dạng khác nhau và có khả năng thực hiện kết nối vào hệ thống hội nghị truyền hình; các thiết bị có khả năng chuyển đổi giữa các loại định dạng khác nhau;

2. Tối thiểu 01 điểm kết nối trong quá trình tư vấn phẫu thuật từ xa phải trang bị và sử dụng hệ thống tự động ghi và lưu trữ dữ liệu;

3. Tại đơn vị thực hiện phẫu thuật đảm bảo tối thiểu 01 cán bộ công nghệ thông tin.

4. Bên nhận tư vấn là đơn vị quyết định, chịu trách nhiệm về việc sử dụng ý kiến tư vấn và thông báo kết quả thực hiện cho bên tư vấn.

        

 

 

 Chương III.

     TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế

a) Cục Công nghệ thông tin

 - Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai thực hiện Thông tư này;

 - Kiểm tra việc tuân thủ thực hiện y tế từ xa của các cơ sở y tế theo quy định của Thông tư này.

b) Vụ Kế hoạch Tài chính: chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng giá chi trả cho dịch vụ y tế từ xa.

c) Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, thanh tra Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp tham gia công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế từ xa theo thẩm quyền.

2. Các Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý.

3. Thủ trưởng cơ sở y tế tham gia y tế từ xa

a) Chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện y tế từ xa theo các quy định của Thông tư này;

b) Căn cứ các quy định của Thông tư này, Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định việc thực hiện y tế từ xa; đồng thời báo cáo bằng văn bản đến cơ quan quản lý y tế cấp trên trực tiếp;

c) Tổ chức đánh giá hiệu quả việc thực hiện y tế từ xa thông qua kênh phản hồi của cán bộ chuyên môn y tế, cán bộ hỗ trợ và người bệnh để có biện pháp điều chỉnh phù hợp;

d) Bố trí nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn để đảm bảo việc thực hiện y tế từ xa hiệu quả, có chất lượng;

đ) Xây dựng và ban hành quy chế quản lý hoạt động y tế từ xa tại cơ sở của mình;

e) Hàng năm báo cáo cơ quan quản lý y tế cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động và hiệu quả thực hiện y tế từ xa.

Điều 14. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày    tháng    năm 2017.

Điều 15. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục Công nghệ thông tin) để xem xét, giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);

- Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Các Thứ trưởng  (để phối hợp thực hiện);

- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản QPPL);

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Vụ, Cục, TC, VPB, TTrB - Bộ Y tế;

- Các bệnh viện trực thuộc Bộ, y tế các Bộ, ngành;

- Cổng TTĐT Bộ Y tế;

- Lưu: VT, PC (02b), CNTT (07b).

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục I

Mẫu biên bản hội chẩn từ xa

(Dành cho cơ sở đề nghị hội chẩn từ xa)

 

A. PHẦN HÀNH CHÍNH

1.      Theo đề xuất của:………………….……………tổ chức hội chẩn từ xa.

2.      Lý do hội chẩn: ……………………………………………………………..

3.      Hôm nay, ngày …tháng…năm…; lúc…giờ…..phút….

4.      Chúng tôi gồm: ( ghi rõ họ tên chức vụ từng người)

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

5.      Họp tại:……………………………………………………………………….

6.      Chủ tọa: (họ tên, chức danh, chức vụ):……………………………………….

7.      Thư ký: (họ tên, chức danh, chức vụ):………………………………………..

B. NỘI DUNG HỘI CHẨN

I.      Phần hành chính:

-         Họ tên bệnh nhân:…………………..Tuổi:………..Giới…………………..

-         Dân tộc:…………………………………………………………………….

-         Nghề nghiệp:……………………………………………………………….

-         Địa chỉ:……………………………………………………………………..

-         Số vào viện:…………………………………………………………………

-         Số thẻ BHYT:……………………………………………………………….

-         Vào viện lúc:    giờ …….phút…… ngày…..tháng…..năm………………..

-         Tại khoa:…………………………………………………………………….

-         Yêu cầu hội chẩn:……………………………………………………………

II.      Diễn biến bệnh:

1.      Tóm tắt tiền sử bệnh:…………………………………………………………

2.      Tình trạng lúc vào viện:………………………………………………………

3.      Chẩn đoán: (tuyến dưới, khoa khám bệnh, khoa điều trị):………………….

4.      Tóm tắt diễn biến bệnh, quá trình điều trị, quá trình chăm sóc ở khoa ……………………………..…..……………………………………………..

III.      Sau khi các thành viên đã khám lại người bệnh và thảo luận thống nhất ý kiến như sau:

1. Chẩn đoán, nguyên nhân, tiên lượng:……………………………………….

2. Phương pháp điều trị:……………………………………………………….

3. Chăm sóc:……………………………………………………………………

IV.      Kết luận (chủ tọa kết luận: nêu rõ chẩn đoán, hướng xử lý tiếp tục và tiên lượng…)

 

Các thành viên

Thư ký

 

 

Họ tên…………………….

Chủ tọa

 

 

Họ tên…………………..

 

 

Gửi góp ý cho dự thảo
Dự thảo Thông tư “Quy định về thực hiện y tế từ xa”
Họ và tên (Bắt buộc)
Thư điện tử
Địa chỉ
Tiêu đề góp ý (Bắt buộc)
Nội dung góp ý
Mã xác nhận
Mã xác nhận
Reload-Capcha