Chuyển đổi số ngành Y tế Chuyển đổi số ngành Y tế
Ho có ăn được trứng gà, nên ăn gì để hỗ trợ điều trị dứt điểm cơn ho?

Ho có ăn được trứng gà, nên ăn gì để nhanh hết cơn ho là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng đọc hết bài viết để được giải đáp thắc mắc này đồng thời tìm ra chế độ dinh dưỡng tốt nhất khi mắc phải căn bệnh này nhé!

Ho có ăn được trứng gà?

Ho là triệu chứng bệnh điển hình và phổ biến nhất trong những bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu không điều trị tận gốc và để bệnh tái phát nhiều lẫn sẽ làm tổn thương vòm họng, suy nhược cơ thể và gây khó thở, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị dứt điểm chứng ho. Để giải đáp câu hỏi ho có ăn được trứng gà không thì bài viết xin được giải đáp là có.

Từ trước tới nay, trứng gà vẫn luôn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng rất tốt như protein, vitamin, canxi… cần thiết để duy trì hoạt động sống của con người. Vậy đối với bệnh nhân ho thì trứng gà đóng vai trò gì?

Theo các chuyên gia y tế, trứng gà không những không hề gây hại cho bệnh nhân ho mà còn có khả năng gia tăng sức đề kháng, chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân ho chỉ ăn trứng gà thôi là chưa đủ mà cần phải kết hợp với một chế độ ăn uống đa dạng chất dinh dưỡng thì mới có thể nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá nhiều trứng gà trong tuần, phù hợp nhất chỉ nên ăn từ 3-4 quả. Bạn cũng nên chọn mua trứng gà ở những địa chỉ uy tín, sạch sẽ và không có chất bảo quản gây hại cho cơ thể.

Mặt khác, đối với một số trường hợp sau thì không nên cho người bệnh ăn trứng gà vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng:

  • Người đang có triệu chứng ho kèm sốt cao.
  • Người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
  • Trẻ em bị đi ngoài, tiêu chảy trong thời gian dài.
  • Trẻ bị thừa cân, béo phì.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Người bệnh ho nên ăn gì?

Để hỗ trợ quá trình điều trị ho nhanh chóng, hiệu quả thì người bệnh nên kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là những món ăn chữa ho:

  • Tỏi: Bên cạnh là một loại gia vị bổ sung hương vị cho món ăn thì tỏi còn là thảo dược chữa bệnh ho rất tốt. Mặt khác, ngay cả khi khỏe mạnh, bạn chịu khó bổ sung tỏi trong thực đơn mỗi ngày cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ cảm mạo, ho.
  • Cách trị ho bằng gừng: Cũng giống như tỏi, gừng cũng là loại gia vị dễ kiếm, rẻ tiền nhưng có công dụng trị ho rất tốt. Đông y cho rằng tỏi có tính ấm nên có khả năng làm ấm cổ họng, tiêu đờm và giảm nhanh cơn ho. Bạn có thể ngậm gừng sống hoặc pha thành trà gừng cũng mang lại tác dụng khá tốt.
  • Lá tía tô: Là loại rau gia vị nổi tiếng trong điều trị ho, hạ sốt và giải cảm. Sử dụng lá tía tô trị ho là bài thuốc phù hợp cho cả trẻ em và phụ nữ có thai nên tuyệt đối an toàn.
  • Hoa quả tươi: các loại hoa quả tươi, đặc biệt là quả múi họ nhà cam như bưởi, chanh, cam… là nguồn cung cấp chất giúp gia tăng sức đề kháng, vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, các loại hoa quả này còn giúp kháng khuẩn, trị ho có đờm và chống virus nếu bạn bổ sung thường xuyên.
  • Rau củ: Các loại rau xanh nói chung là nguồn cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể. Khi bạn bổ sung đủ lượng chất xơ trong cơ thể sẽ giúp tăng cường hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Người bệnh ho nên kiêng gì?

Bên cạnh những nhóm thực phẩm nên ăn thì người bệnh ho cũng cần chú ý tránh xa những món ăn dưới đây:

  • Đồ ăn lạnh: Khi cổ họng phải tiếp xúc với những đồ ăn lạnh sẽ kích thích niêm mạc và dẫn tới các cơn ho. Bên cạnh đó, khi cơ thể bị nhiễm lạnh do ăn đồ ăn lạnh sẽ làm phổi bị ảnh hưởng và kéo dài triệu chứng ho. Vì vậy, người bệnh nói chung về đường hô hấp nên hạn chế ăn kem, uống nước đá… để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
  • Sữa: Không thể phủ nhận vai trò của sữa đối với con người, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân ho thì sữa lại làm kích thích niêm mạc cổ họng, tạo nên lớp dịch nhầy khiến cơn ho nặng hơn. Vì vậy, bạn nên kiêng sữa trong suốt thời gian mắc bệnh.
  • Đồ tanh: Hải sản là nguyên nhân của nhiều chứng dị ứng đồng thời gây kích ứng cho cổ họng. Vì thế, người bệnh ho không nên ăn nhóm thực phẩm này.
  • Chất kích thích: Không chỉ là bệnh nhân ho mà mọi người nói chung không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê. Khi sử dụng chúng, cổ họng sẽ là nơi tiếp xúc trực tiếp và gây mất nước, khô cổ dẫn tới ho kéo dài.

Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc ho có ăn được trứng gà và chế độ ăn uống phù hợp với bệnh nhân ho. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc có thực đơn ăn uống hỗ trợ trị ho lâu ngày tốt nhất. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!

Theo Theo Bác sĩ Hồng Yến - https://indembassy.com.vn/